Hoàng Xuân Quế
Hoàng Xuân Quế
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014
Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014
Vụ kiện Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: Hai tình huống pháp lý và những hệ luỵ
Nguồn: http://congly.com.vn/phap-dinh/sau-vanh-mong-ngua/vu-kien-bo-truong-bo-gd-dt-pham-vu-luan-hai-tinh-huong-phap-ly-va-nhung-he-luy-57286.html
Congly.vn - Sáng 28/7, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ việc ông Hoàng Xuân Quế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng-Tài chính (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) khởi kiện ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về quyết định hủy bỏ học vị Tiến sỹ của ông Quế.
Ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện ông Phạm Vũ Luận về quyết định hủy bỏ học
vị Tiến sỹ của ông Quế do “đạo văn” trong Luận án bảo vệ năm 2003. Tuy
nhiên, Thẩm phán đã quyết định hoãn phiên toà đến ngày 4/8 tới vì một
trong hai người được uỷ quyền thay mặt ông Phạm Vũ Luận vắng mặt. Đây là
lần đầu tiên một cán bộ trong ngành kiện một Bộ trưởng, dự kiến sẽ có
nhiều tình huống pháp lý và hệ luỵ nảy sinh…
Tạm hoãn phiên toà
Thẩm phán phiên toà, ông Hoàng Chí Nguyện đã ra quyết định tạm dừng
phiên toà để đưa ra xét xử vào ngày 4/8 với lý do một trong hai người
được Bộ trưởng ủy quyền với tư cách bị đơn là bà Đặng Thu Huyền, Phó
Chánh Thanh tra Bộ đã vắng mặt do đi công tác tại TP.Hồ Chí Minh. Mặc
dù luật sư Ngô Thị Thu Hằng, người bảo vệ cho ông Hoàng Xuân Quế đã có
yêu cầu đề nghị phiên toà tiếp tục do việc vắng mặt bà Huyền không ảnh
hưởng tới quá trình xét xử nhưng Thẩm phán đã áp dụng khoản 1 điều 131
Bộ luật Tố tụng hành chính để hoãn phiên toà.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Trước đó, ngày 11/10/2013, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số
4674/QĐ-BGDĐT thu hồi bằng Tiến sỹ đối với ông Hoàng Xuân Quế do Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT ban hành. Sau đó, TAND TP.Hà Nội đã chính thức thụ lý vụ
kiện hành chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Tuy nhiên, sự việc có nhiều
diễn biến phức tạp. Sau khi TAND TP Hà Nội quyết định thụ lý vụ kiện
trên, Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện đã ký quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định của Bộ trưởng về thu hồi
bằng Tiến sỹ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Song quyết định này sau đó ít
ngày lại bị chính Phó Chánh án TAND TP.Hà Nội Nguyễn Tuấn Vũ hủy bỏ do
chưa đủ cơ sở pháp lý.
Điều đó cho thấy những diễn biến pháp lý phức tạp xung quanh phiên toà.
Bản thân ông Quế mặc dù tuyên bố việc ông khởi kiện Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ra Tòa không có nghĩa là ông muốn “đấu” với Bộ GD&ĐT, cũng
không có ý nghĩa thắng - thua, song ông cũng kiên quyết “Tôi sẽ đi đến
cùng sự việc này cho dù có phải lên các cấp Tòa cao hơn”. Một số giảng
viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân phản ánh, ông Hoàng Xuân Quế đã
công bố khắp trường sau khi có quyết định của Thẩm phán tạm đình chỉ thi
hành quyết định của Bộ trưởng về thu hồi bằng Tiến sỹ đối với ông Hoàng
Xuân Quế.
Ông Hoàng Xuân Quế
Những hệ lụy pháp lý?
Thực tế cho thấy, gần một năm qua, sau khi hàng chục cơ quan báo chí
đăng tải về sự việc và tới khi Toà án thụ lý, vụ việc diễn biến khá chậm
dù những chứng lý đã được Bộ GD&ĐTphối hợp chặt chẽ với Cục An ninh
chính trị nội bộ (A83), Viện Khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an để
xác minh và giám định cẩn trọng, khách quan. Kết luận tố cáo số
1254/KL-BGDĐT ngày 4/10/2013 đối với ông Hoàng Xuân Quế cũng đã được Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT ký gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Văn hóa
Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Thanh tra
Chính phủ.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Công
dân nào cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm thì đều có quyền khởi kiện cơ
quan, cá nhân mà họ cho là xâm phạm đến quyền lợi của họ ra Tòa án dân
sự. Vụ kiện Bộ trưởng Bộ GD&ĐT của ông Hoàng Xuân Quế là chuyện hoàn
toàn bình thường trong một Nhà nước pháp quyền. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
đã nhận được thông báo của TAND TP. Hà Nội và với trách nhiệm của mình,
đã chuẩn bị các tài liệu liên quan đến vụ kiện theo thủ tục như Tòa án
yêu cầu.
Tuy nhiên, những diễn biến sáng 28/7 cho thấy, dường như Bộ GD&ĐT
vẫn chưa chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng cho phiên toà. Ngoài một Phó Vụ
trưởng được uỷ quyền thay mặt cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì không có
cán bộ nào có mặt tại phiên toà.
Xung quanh phiên toà này, các chuyên gia pháp lý lo ngại nhiều tình
huống pháp lý có thể nảy sinh. Dù diễn biến như thế nào thì đây cũng là
phiên toà hy hữu và liên quan nhiều tới việc hoàn thiện hành lang pháp
lý trong quản lý đào tạo sau đại học ở nước ta cũng như cuộc chiến chống
nạn “đạo văn”. Kết quả phiên toà sẽ gợi mở nhiều điều đối với con đường
đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Trung ương.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Nam Tiến
Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014
Sai phạm tại Đại học Kinh tế Quốc dân: Đạo luận án vẫn tại vị Phó Viện trưởng?
Nguồn: http://thanhtra.com.vn/dao-luan-an-van-tai-vi-pho-vien-truong_t221c8n68540.html
https://drive.google.com/file/d/0B_5Y8N3xZy_LSWhXb1NGbzM0YW8/
(Thanh tra) - Ngày 30/11/2013, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã ra văn bản quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư (PGS) đối với ông Hoàng Xuân Quế - Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân (KTQD) - sau khi Bộ Giáo dục và Đào tào thu hồi bằng tiến sĩ do ông Quế “đạo luận án tiến sĩ với tỉ lệ sao chép lên đến 30%”.
https://drive.google.com/file/d/0B_5Y8N3xZy_LSWhXb1NGbzM0YW8/
(Thanh tra) - Ngày 30/11/2013, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã ra văn bản quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư (PGS) đối với ông Hoàng Xuân Quế - Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân (KTQD) - sau khi Bộ Giáo dục và Đào tào thu hồi bằng tiến sĩ do ông Quế “đạo luận án tiến sĩ với tỉ lệ sao chép lên đến 30%”.
Ngày 2/12/2013, Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD đã ban hành quyết định miễn nhiệm chức danh PGS đối với ông Quế. Điều
đáng nói là, từ đó đến nay, Hiệu trưởng ĐH KTQD Phạm Mạnh Hùng vẫn chưa
miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng đối với ông Quế; trong khi Ban
Thường vụ Đảng ủy đã họp và biểu quyết đề nghị miễn nhiệm ông Quế theo
đúng quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Dư luận đặt câu hỏi có
hay không sự cố tình bao che cho ông Hoàng Xuân Quế?
Vi phạm Điều lệ Trường ĐH
Theo
quy định tại khoản 4 Điều 41 Điều lệ Trường ĐH “phó trưởng khoa phải có
bằng thạc sỹ trở lên, là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý. Riêng phó trưởng
khoa phụ trách đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ phải có bằng
tiến sĩ”.
Sau
khi bị hủy bỏ học vị tiến sỹ kể từ ngày 11/10/2013, ông Hoàng Xuân Quế
chỉ có học vị cử nhân (ông Quế làm tiến sĩ từ học vị cử nhân chứ không
qua thạc sĩ). Do đó, ông Quế không còn đủ tiêu chuẩn làm Phó Viện
trưởng.
Căn cứ Điều 18 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ban hành kèm theo Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Điều 5 Quy định 260-QĐ/TW ngày 1/10/2009 của Bộ Chính trị, chưa cần xem xét xử lý kỷ luật, sau khi có quyết định hủy bỏ học vị tiến sỹ, ông Hoàng Xuân Quế phải bị miễn nhiệm ngay chức vụ Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính.
Căn cứ Điều 18 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ban hành kèm theo Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Điều 5 Quy định 260-QĐ/TW ngày 1/10/2009 của Bộ Chính trị, chưa cần xem xét xử lý kỷ luật, sau khi có quyết định hủy bỏ học vị tiến sỹ, ông Hoàng Xuân Quế phải bị miễn nhiệm ngay chức vụ Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính.
Theo
thông tin chúng tôi có được, ông Hoàng Xuân Quế có gặp và xin ông Phạm
Mạnh Hùng xử lý việc miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng sau Ngày Nhà
giáo Việt Nam (20/11/2013). Sau đó, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐH KTQD đã họp
và biểu quyết nhất trí miễn nhiệm chức vụ đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì đã hơn 1 tháng qua, Hiệu trưởng Phạm
Mạnh Hùng vẫn chưa ban hành quyết định, cho dù rất nhiều lần đã có thông
báo tại các hội nghị cán bộ chủ chốt của Trường và của Đảng ủy là phải
sớm có quyết định miễn nhiệm ông Quế.
Quyết định thu hồi bằng tiến sỹ đối với ông Hoàng Xuân Quế
Hơn
nữa, hiện nay, ông Quế vẫn dự họp Đảng ủy để quyết định các vấn đề nhân
sự cho nhiệm kỳ 2013 - 2018 trong khi bản thân đã bị hủy bỏ học vị và
miễn nhiệm PGS, không đủ tiêu chuẩn được giữ chức vụ Phó Viện trưởng và
vi phạm nghiêm trọng Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Điều này gây ra dư luận rất bức xúc trong trường.
Việc
kéo dài, không miễn nhiệm ông Quế, theo đánh giá của dư luận, là vi
phạm nghiêm trọng các quy định về công tác cán bộ, gây bất bình và ảnh
hưởng xấu trong công tác tổ chức nhiệm kỳ 2013 - 2018 và gây mất niềm
tin trong cán bộ, đảng viên. Như vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là Hiệu
trưởng Phạm Mạnh Hùng cần sớm có quyết định miễn nhiệm ông Quế như đã
cam kết trước các cán bộ chủ chốt của Trường và Đảng ủy, nhằm ổn định
tình hình tổ chức cán bộ và niềm tin của cán bộ, giáo viên, sinh viên
trong Trường.
Bao che trong xử lý sai phạm?
Căn
cứ Kết luận thanh tra số 556/KL-Ttra ngày 17/5/2013 của Hiệu trưởng
Trường ĐH KTQD về thanh tra toàn diện hoạt động của Khoa Ngân hàng - Tài
chính (từ tháng 1/2009 - 11/2011), ông Hoàng Xuân Quế - khi còn là
Trưởng Khoa - đã có những sai phạm nghiêm trọng khi chi khống số tiền
339.556.300 đồng, "ép" hàng trăm sinh viên tại chức các tỉnh phải tham
gia học các lớp ngắn hạn với học phí 1.000.000 đồng/học viên/khoá… Thế
nhưng, cho đến nay, việc xử lý ông Quế vẫn rơi vào im lặng một cách khó
hiểu!
Bức
xúc trước việc tổ chức thực tập chậm trễ, gây khó dễ cho sinh viên và
đặt điều cho các giảng viên khác của ông Quế và một số cá nhân, ngày
3/2/2013, sinh viên Đ.T.T.H tại Điện Biên đã thay mặt lớp viết đơn tố
cáo ông Hoàng Xuân Quế gửi Hiệu trưởng Nhà trường. Vụ
việc này đã được Tổ Xác minh tố cáo của Trường giải quyết và trình Hiệu
trưởng ký kết luận. Song không hiểu vì nguyên nhân gì, cho đến nay vẫn
chưa có kết luận chính thức để gửi cho người tố cáo theo quy định của
pháp luật, mặc dù người tố cáo đã có đơn kiến nghị lần 2 gửi Hiệu trưởng
ĐH KTQD. Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao Hiệu trưởng ĐH KTQD không giải
quyết, xử lý dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật? Liệu có thế lực
nào đang bao che cho các sai phạm của ông Quế tại ĐH KTQD?
Tạo sức ép dư luận?
Sau
khi có quyết định miễn nhiệm chức danh PGS, ông Quế thông tin rằng, bộ
môn nơi ông làm việc đã họp nhất trí 100% xử lý miễn nhiệm chức vụ Phó
Viện trưởng, sau khi có kết quả xử lý của Tòa án. Tuy nhiên, biên bản
họp không phải như vậy: Chỉ có 2/11 thành viên hội nghị có ý kiến tán
thành đề xuất này.
Để
tạo sức ép dư luận, ông Quế còn cho rằng, nếu ông Quế bị xử lý thì hàng
chục tiến sỹ, thạc sỹ ông dự hội đồng sẽ bị hủy bỏ văn bằng, trong khi
đó, theo quy định, các đối tượng này không bị ảnh hưởng gì.
Theo
kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và kết quả giám định của
Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự, Bộ Công an, các bản luận án được ông Quế
“xin lại” từ các thành viên hội đồng có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ.
Theo chúng tôi, hành vi giả mạo, hồ sơ, tài liệu của ông Quế và các cá
nhân liên quan phải bị xử lý theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật Hình
sự.
Dư
luận đang mong chờ quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng và xử
lý kỷ luật nghiêm minh của Đảng ủy Khối và của Hiệu trưởng Trường ĐH
KTQD đối với ông Hoàng Xuân Quế. Không thể để một giảng viên không đủ
trình độ chuyên môn và chuẩn mực đạo đức vẫn tiếp tục sai phạm thách
thức công luận và toàn ngành Giáo dục như hiện nay.
Nếu
sự vụ vẫn chưa được xử lý, giải quyết triệt để, đúng quy định pháp
luật, đối tượng sai phạm không bị xử lý, sẽ gây bức xúc ngày càng cao
trong dư luận, làm mất lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm túc quản lý
và tổ chức của bộ máy quản lý Trường ĐH KTQD, sự trong sạch của đội ngũ
cán bộ, giảng viên Trường ĐH KTQD và ngành Giáo dục nói chung.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Mai Anh
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013
Bộ Giáo dục: Không thuê luật sư vụ Bộ trưởng bị kiện
Nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/bo-giao-duc-khong-thue-luat-su-vu-bo-truong-bi-kien-2360272/
LTS : Để đảm bảo thông tin đầy đủ, không bị sai lệch về ý tưởng, Bộ GDĐT đề nghị các báo, trang tin nếu đăng lại tin thì phải đưa nguyên vẹn không được cắt xén thông tin gốc. Báo Đất Việt minh bạch quan điểm này và kính đề nghị các báo, trang tin tôn trọng ý kiến của Bộ GDĐT.
Bên cạnh đó, vị đại diện nói rõ quan điểm của Bộ: "Đây là vụ việc khá quan trọng, liên quan đến vị trí chính trị và đạo đức của một người đã có thời gian công tác khá dài trong ngành giáo dục. Nếu người đó bị ảnh hưởng thì không chỉ bản thân, gia đình mà còn là trường, là ngành giáo dục bị ảnh hưởng.
(Giáo dục)- Để
hiểu rõ thêm thông tin về sự việc ông Hoàng Xuân Quế - Đại học kinh tế
quốc dân khởi kiện quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Vũ Luận, Đất Việt đã có cuộc làm việc với
người được Bộ trưởng ủy quyền tham gia tố tụng.
LTS : Để đảm bảo thông tin đầy đủ, không bị sai lệch về ý tưởng, Bộ GDĐT đề nghị các báo, trang tin nếu đăng lại tin thì phải đưa nguyên vẹn không được cắt xén thông tin gốc. Báo Đất Việt minh bạch quan điểm này và kính đề nghị các báo, trang tin tôn trọng ý kiến của Bộ GDĐT.
Đây là sự việc quan trọng
Chia sẻ với báo Đất Việt, ngày 19/11,
người đại diện của Bộ GDĐT cho biết: "Hiện tại, Bộ GDĐT đang giải quyết
khiếu nại của ông Hoàng Xuân Quế đối với KL số 1254//KL-BGDĐT, đồng thời
tham gia tố tụng trong vụ án do ông Quế khởi kiện Quyết định số
4674/QĐ-BGDĐT tại Tòa ánh hành chính, Tòa án nhân dân TP Hà Nội theo
đúng quy định của pháp luật.
Bộ GDĐT cũng đã hoàn thành toàn bộ hồ sơ, tài liệu do tòa án yêu
cầu liên quan đến sự việc. Chúng tôi cũng đã khẳng định với tòa án: Bộ
GDĐT có đầy đủ căn cứ khi ban hành Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày
11/10/2013".
Còn quan điểm của Bộ GDĐT trước sự việc này là: "Bộ GDĐT không muốn
đưa bất cứ thông tin gì trong thời gian Tòa án đang giải quyết vụ án.
Bởi vì, Bộ GDĐT là cơ quan nhà nước thực thi công vụ, không phải là một
bên tranh chấp tranh luận với bên tranh chấp khác. Mặt khác, không nên
khoét sâu vào nỗi đau của bất cứ ai khi những sai trái nhất thời của họ
đã phải trả giá không nhỏ".
Bộ giáo dục khẳng định đây là sự việc rất quan trọng |
Bên cạnh đó, vị đại diện nói rõ quan điểm của Bộ: "Đây là vụ việc khá quan trọng, liên quan đến vị trí chính trị và đạo đức của một người đã có thời gian công tác khá dài trong ngành giáo dục. Nếu người đó bị ảnh hưởng thì không chỉ bản thân, gia đình mà còn là trường, là ngành giáo dục bị ảnh hưởng.
Nhưng cũng không vì sợ bị ảnh hưởng mà
bưng bít sự thật. Trong quá trình giải quyết tố cáo, chúng tôi luôn
mong muốn sự thật không như nội dung tố cáo. Nếu kết quả xác minh, kết
luận của các cơ quan cùng tham gia không phải như vậy, có nghĩa là không
ai bị xấu đi tình trạng của mình thì chúng tôi cũng rất mừng. Rất tiếc
là sự thật không được như mong muốn đó.
Sau sự việc này, Bộ GDĐT cũng bị ảnh
hưởng, nhưng không vì điều đó mà giải quyết tố cáo sai lệch, dung túng
cho việc đạo văn. Chúng tôi luôn quan niệm rằng để giảm thiểu những tồn
tại, bất cập thì cách tốt nhất là đối mặt với nó. Qua sự việc này, cũng
mong những ai còn nghĩ đơn giản về việc làm luận án sẽ phải thay đổi và
quá trình thẩm định luận án sẽ ngày càng chặt chẽ, có trách nhiệm hơn,
chất lượng các luận án sẽ tốt hơn".
Theo thông tin mà vị đại diện của Bộ
GDĐT cung cấp, đây là vụ việc quan trọng nên khi giải quyết tố cáo, Bộ
GDĐT đã hết sức cẩn trọng. Nhận được đơn tố cáo của công dân từ ngày 11/
7 nhưng đến ngày 4 tháng 10 (sau gần ba tháng thụ lý, xác minh theo thủ
tục luật định), Bộ GDĐT mới có kết luận về nội dung tố cáo; ngày 11/10
mới ra quyết định thu bằng tiến sĩ. Chúng tôi không cho phép mắc bất cứ
một sai sót nào.
Chỉ rõ sai phạm của ông Hoàng Xuân Quế
Người đại diện của Bộ GDĐT cho biết: “Hội đồng xác minh luận án do
Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Kinh tế học thành lập, sau khi xem xét,
đối chiếu cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế đã nộp tại Thư
viện quốc gia (có nội dung giống với các luận án đã nộp cho Thư viện
Trường ĐH Kinh tế quốc dân và nộp cho Bộ GD-ĐT) với luận án tiến sĩ của
ông Mai Thanh Quế đã kết luận như sau: luận án của ông Hoàng Xuân Quế
được sao chép 52,5 /159 trang, trong đó chương 3 được sao chép 29/44
trang.
Nếu loại bỏ phần sao chép thì luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân
Quế không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như
không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn".
Khi giải quyết tố cáo, Bộ GDĐT đã xem xét rất kỹ những ý kiến giải
trình của ông Hoàng Xuân Quế và trong hồ sơ gửi lên tòa án, Bộ cũng đã
đưa ra quan điểm cụ thể về nội dung khởi kiện của ông Quế. Ví dụ như:
Thứ nhất, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng đã nộp nhầm hoặc bị đánh tráo
luận án thì Thư viện quốc gia khẳng định: Quy trình lưu giữ luận án tại
thư viện này được tổ chức chặt chẽ, khoa học và không thể thực hiện
được việc đánh tráo luận án.
Thứ hai, về ba cuốn luận án ông Hoàng Xuân Quế nộp lại cho Bộ GDĐT
sau khi có đơn tố cáo và khẳng định đó mới là các cuốn luận án đã dùng
khi bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước: Bộ GDĐT đã đề
nghị Viện khoa học hình sự, Bộ công an xem xét ba cuốn luận án này.
Kết quả: có một cuốn luận án đóng bìa cứng, hai cuốn đóng bìa mềm,
điều này không đúng với quy định của Bộ GDĐT. Ba cuốn có dấu hiệu phông
chữ và lề các trang bị tố cáo là sao chép khác với phông chữ và lề các
trang còn lại; có nhiều lỗ ghim khác nhau ngoài số lỗ ghim dập để đóng
quyển luận án…
Thứ ba, có ý kiến Bộ không xem xét quan điểm của các nhà khoa học
bảo vệ cho luận án của ông Quế; đó là ý kiến của ông Lê Văn Hưng, ông
Nguyễn Hữu Tài (người hướng dẫn của ông Quế) gửi Bộ ngày 14/9/2013:
"Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế đã tiếp thu và sửa chữa nghiêm túc những
vấn đề đã được tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học yêu cầu bổ sung và
chỉnh sửa... thông tin cho rằng bản luận án chính thức của anh Hoàng
Xuân Quế bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp nhà nước có sự sao
chép y nguyên một phần là không có cơ sở"; và ý kiến của bà Dương Thu
Hương (người hướng dẫn 1 của ông Mai Thanh Quế) tại văn bản gửi Bộ ngày
19/9/2013: "Thông tin cho rằng luận án của anh Hoàng Xuân Quế trùng lặp
nguyên văn một số phần luận án tiến sĩ của Mai Thanh Quế là không có cơ
sở".
Tuy nhiên, đại diện của Bộ GDĐT cho biết các nhà khoa học chỉ gửi ý
kiến, không có bất cứ bằng chứng khách quan nào kèm theo để chứng minh
cho điều đã khẳng định. Trong khi những chứng cứ Bộ GDĐT đã thu thập
được lại dẫn đến kết luận nhiều nội dung trong luận án tiến sĩ của ông
Quế đã được sao chép.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Xuân Quế có lên tiếng về việc Bộ đưa ra
quyết định phiến diện không đầy đủ, nhưng đại diện Bộ GDĐT khẳng định đã
thu thập, xem xét chứng cứ từ nhiều nguồn, trong đó có các tài liệu mà
ông Hoàng Xuân Quế cung cấp. Trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện
các chứng cứ, thông tin thu thập được, có mời một số đơn vị thuộc Bộ
công an và Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học tham gia, Bộ
GDĐT có đủ cơ sở để ban hành Kết luận số 1254//KL-BGDĐT.
Cho đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT chưa đặt vấn đề thuê Luật sư để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tòa. Theo thông tin từ Bộ GDĐT, Bộ
trưởng đã ủy quyền cho hai công chức trực tiếp tham gia tố tụng trước
tòa với tư cách là đại diện người bị kiện.
Thanh Huyền
Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013
Vụ Tiến sỹ “bị hủy bỏ học vị do đạo Luận án” kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguồn: http://thanhtra.com.vn/lieu-can-can-cong-ly-co-bi-be-cong_t221c8n66619.html
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013
Phát hiện thêm nhiều sai phạm “động trời” của tiến sỹ "đạo văn"
Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/bandoc/2013/10/44024.html
KTNT- Ngày 17/10 vừa qua, trên cơ sở kết luận tố cáo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã ký quyết định hủy bỏ học vị tiến sỹ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Ngay sau đó, ông Hoàng Xuân Quế đã có phản ứng và đưa thông tin sẽ kiện Bộ GD&ĐT ra Tòa. Lật lại vụ việc cho thấy ông Quế không chỉ sai phạm trong "đạo luận văn" mà đã từng bị phát hiện thêm nhiều sai phạm "động trời" khác.
Chi khống hàng trăm triệu đồng?
Giai đoạn 2008-2011, ông Quế là Trưởng Khoa Ngân hàng –Tài chính (tiền thân của Viện Ngân hàng – Tài chính). Trong thời gian làm Trưởng Khoa, theo Kết luận Thanh tra số 556/KL-Ttra ngày 17/5/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD thanh tra toàn diện hoạt động của Khoa Ngân hàng – Tài chính từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2011 cho thấy, ông Quế đã có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, cụ thể: đã tự ý ban hành và áp dụng quy định tạm thời về quy trình bảo vệ chuyên đề của học viên cao học trái với quy định của trường. Quy định do ông Quế tự xây dựng bắt buộc “học viên phải mang hồ sơ trực tiếp gặp Trưởng Khoa khi xin thành lập hội đồng…”. Theo một số giảng viên phản ánh, việc làm trên đã tạo thủ tục phiền hà, gây khó dễ cho học viên cao học.
Đồng thời, theo Kết luận thanh tra, các Bộ môn trong Khoa bị ông Quế cô lập, không được tham gia vào quá trình thành lập hội đồng, phân công giáo viên hướng dẫn như quy định của Trường. Nghiêm trọng hơn, theo sự chỉ đạo của ông Quế, Trung tâm thuộc Khoa Ngân hàng – Tài chính đã có dấu hiệu “ép” 17 lớp sinh viên (khoảng 1.200 sinh viên) hệ tại chức (VLVH) tại các địa phương phải học lớp ngắn hạn trước khi thi tốt nghiệp dưới mác lớp ngắn hạn “nâng cao” với học phí trung bình 1.000.0000 đồng/sinh viên không đúng như tinh thần chỉ đạo của Ban Giám hiệu. Có những lớp đào tạo nhưng không cấp chứng chỉ phải trả lại tiền cho sinh viên như lớp tại Hải Dương.
Nghiêm trọng hơn, trong quản lý tài chính, ông Hoàng Xuân Quế có trách nhiệm đối với khoản chi khống số tiền 339.556.300 đồng. Theo Kết luận thanh tra, số tiền này đã chi khống, vi phạm quy định về kế toán – tài chính và phải được thu hồi về tài khoản Viện Ngân hàng – Tài chính.
Ngoài ra, theo xác minh của phóng viên, đối với 8 lớp theo hợp đồng ký kết của Trung tâm thuộc Khoa Ngân hàng – Tài chính với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có dấu hiệu ông Quế đã chỉ đạo chi khống số tiền 449.600.000 đồng cho thuê hội trường, một số hóa đơn thuê hội trường có dấu hiệu giả mạo.
Sau khi có kết luận thanh tra, Hiệu trưởng Phạm Mạnh Hùng đã chỉ đạo Viện Ngân hàng – Tài chính tổ chức kiểm điểm trách nhiệm ông Hoàng Xuân Quế và các cá nhân khác có vi phạm song ông Hoàng Xuân Quế đã không đến, các cá nhân khác cũng không làm bản kiểm điểm. Ngay sau đó, Viện Ngân hàng – Tài chính đã có báo cáo Hiệu trưởng để xin ý kiến song cho đến nay sau gần 3 tháng vẫn rơi vào im lặng một cách khó hiểu(!). Có giảng viên đã bức xúc “việc ông Hoàng Xuân Quế có sai phạm đủ xử lý hình sự song Nhà trường không kiên quyết xử lý dẫn đến nghi ngại có sự dung túng, bao che từ đó làm mất đi niềm tin của cán bộ, đảng viên”.
Ngày 03/02/2013, sinh viên Đ.T.T.H tại Điện Biên đã thay mặt lớp viết đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế gửi Hiệu trưởng Nhà trường, trong đơn có đoạn viết “…bản chất việc làm của Thầy Quế là làm tiền của học viên, là biểu hiện của sự tha hóa, biến chất không xứng đáng của một người Đảng viên, không xứng đáng đứng trên bục giảng cho bao thế hệ đàn em và càng không xứng đáng với danh hiệu phó giáo sư, tiến sỹ…”.
Sự việc bà Phạm Thị Hoa vu khống Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và Trưởng phòng TCCB Nguyễn Đức Hiển nhận tiền khi xin việc và làm ầm ĩ trước cổng trường vào dịp Tết âm lịch 2013 đã được cơ quan công an và Thanh tra Bộ kết luận là không đúng. Theo phản ánh, ông Quế đã nhắn tin và điện thoại từ số máy di động của ông Quế (số máy 0989666xxx) đến số máy di động của bà Hoa. Sau khi cơ quan công an vào xác minh, ông Quế đã nhắn tin cho giảng viên Đ.V.H (số máy 09822xxx) và thanh minh rằng điện thoại là do cậu em ở quê ra trông nhà hộ nên cho sử dụng.
Có dấu hiệu giả tạo hồ sơ!
Theo Kết luận của Thanh tra Bộ và kết quả giám định của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự - Bộ Công An, các bản luận án được ông Quế “xin lại” từ các thành viên hội đồng rõ ràng có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ. Hành vi giả mạo, hồ sơ, tài liệu này của ông Hoàng Xuân Quế và các cá nhân liên quan phải bị xử lý theo quy định tại Điều 267 của Bộ Luật hình sự.
Hiện nay ông Quế đã bị hủy bỏ học vị và đang bị xem xét xử lý kỷ luật đảng viên và viên chức song ông này vẫn dự họp Đảng ủy, vẫn dự họp hội đồng đánh giá các luận án, luận văn và đi giảng dạy. Vì vậy, căn cứ vào Điều 54 của Luật Viên chức, cho dù ông Quế có “kiện” Bộ, đáng lẽ Hiệu trưởng Đại học KTQD phải nhanh chóng có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Quế hoặc tạm thuyên chuyển ra đơn vị khác.
Kể từ khi ông Quế nhận được học vị Tiến sỹ, ông đã hướng dẫn khoảng 12 tiến sỹ, 65 thạc sỹ và trên 300 cử nhân, tham gia hàng trăm hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ.
Đối với các sai phạm khác của ông Hoàng Xuân Quế, thiết nghĩ Đảng ủy và Hiệu trưởng Đại học KTQD cần nghiêm túc xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không nên im lặng để dư luận đặt câu hỏi nghi ngờ có sự dung túng, bao che.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
https://docs.google.com/file/d/0B_5Y8N3xZy_LSTQtdnJxaTZMYXM/
KTNT- Ngày 17/10 vừa qua, trên cơ sở kết luận tố cáo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã ký quyết định hủy bỏ học vị tiến sỹ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Ngay sau đó, ông Hoàng Xuân Quế đã có phản ứng và đưa thông tin sẽ kiện Bộ GD&ĐT ra Tòa. Lật lại vụ việc cho thấy ông Quế không chỉ sai phạm trong "đạo luận văn" mà đã từng bị phát hiện thêm nhiều sai phạm "động trời" khác.
Chi khống hàng trăm triệu đồng?
Giai đoạn 2008-2011, ông Quế là Trưởng Khoa Ngân hàng –Tài chính (tiền thân của Viện Ngân hàng – Tài chính). Trong thời gian làm Trưởng Khoa, theo Kết luận Thanh tra số 556/KL-Ttra ngày 17/5/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD thanh tra toàn diện hoạt động của Khoa Ngân hàng – Tài chính từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2011 cho thấy, ông Quế đã có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, cụ thể: đã tự ý ban hành và áp dụng quy định tạm thời về quy trình bảo vệ chuyên đề của học viên cao học trái với quy định của trường. Quy định do ông Quế tự xây dựng bắt buộc “học viên phải mang hồ sơ trực tiếp gặp Trưởng Khoa khi xin thành lập hội đồng…”. Theo một số giảng viên phản ánh, việc làm trên đã tạo thủ tục phiền hà, gây khó dễ cho học viên cao học.
Đồng thời, theo Kết luận thanh tra, các Bộ môn trong Khoa bị ông Quế cô lập, không được tham gia vào quá trình thành lập hội đồng, phân công giáo viên hướng dẫn như quy định của Trường. Nghiêm trọng hơn, theo sự chỉ đạo của ông Quế, Trung tâm thuộc Khoa Ngân hàng – Tài chính đã có dấu hiệu “ép” 17 lớp sinh viên (khoảng 1.200 sinh viên) hệ tại chức (VLVH) tại các địa phương phải học lớp ngắn hạn trước khi thi tốt nghiệp dưới mác lớp ngắn hạn “nâng cao” với học phí trung bình 1.000.0000 đồng/sinh viên không đúng như tinh thần chỉ đạo của Ban Giám hiệu. Có những lớp đào tạo nhưng không cấp chứng chỉ phải trả lại tiền cho sinh viên như lớp tại Hải Dương.
Nghiêm trọng hơn, trong quản lý tài chính, ông Hoàng Xuân Quế có trách nhiệm đối với khoản chi khống số tiền 339.556.300 đồng. Theo Kết luận thanh tra, số tiền này đã chi khống, vi phạm quy định về kế toán – tài chính và phải được thu hồi về tài khoản Viện Ngân hàng – Tài chính.
Ngoài ra, theo xác minh của phóng viên, đối với 8 lớp theo hợp đồng ký kết của Trung tâm thuộc Khoa Ngân hàng – Tài chính với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có dấu hiệu ông Quế đã chỉ đạo chi khống số tiền 449.600.000 đồng cho thuê hội trường, một số hóa đơn thuê hội trường có dấu hiệu giả mạo.
Sau khi có kết luận thanh tra, Hiệu trưởng Phạm Mạnh Hùng đã chỉ đạo Viện Ngân hàng – Tài chính tổ chức kiểm điểm trách nhiệm ông Hoàng Xuân Quế và các cá nhân khác có vi phạm song ông Hoàng Xuân Quế đã không đến, các cá nhân khác cũng không làm bản kiểm điểm. Ngay sau đó, Viện Ngân hàng – Tài chính đã có báo cáo Hiệu trưởng để xin ý kiến song cho đến nay sau gần 3 tháng vẫn rơi vào im lặng một cách khó hiểu(!). Có giảng viên đã bức xúc “việc ông Hoàng Xuân Quế có sai phạm đủ xử lý hình sự song Nhà trường không kiên quyết xử lý dẫn đến nghi ngại có sự dung túng, bao che từ đó làm mất đi niềm tin của cán bộ, đảng viên”.
Ngày 03/02/2013, sinh viên Đ.T.T.H tại Điện Biên đã thay mặt lớp viết đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế gửi Hiệu trưởng Nhà trường, trong đơn có đoạn viết “…bản chất việc làm của Thầy Quế là làm tiền của học viên, là biểu hiện của sự tha hóa, biến chất không xứng đáng của một người Đảng viên, không xứng đáng đứng trên bục giảng cho bao thế hệ đàn em và càng không xứng đáng với danh hiệu phó giáo sư, tiến sỹ…”.
Sự việc bà Phạm Thị Hoa vu khống Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và Trưởng phòng TCCB Nguyễn Đức Hiển nhận tiền khi xin việc và làm ầm ĩ trước cổng trường vào dịp Tết âm lịch 2013 đã được cơ quan công an và Thanh tra Bộ kết luận là không đúng. Theo phản ánh, ông Quế đã nhắn tin và điện thoại từ số máy di động của ông Quế (số máy 0989666xxx) đến số máy di động của bà Hoa. Sau khi cơ quan công an vào xác minh, ông Quế đã nhắn tin cho giảng viên Đ.V.H (số máy 09822xxx) và thanh minh rằng điện thoại là do cậu em ở quê ra trông nhà hộ nên cho sử dụng.
Có dấu hiệu giả tạo hồ sơ!
Theo Kết luận của Thanh tra Bộ và kết quả giám định của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự - Bộ Công An, các bản luận án được ông Quế “xin lại” từ các thành viên hội đồng rõ ràng có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ. Hành vi giả mạo, hồ sơ, tài liệu này của ông Hoàng Xuân Quế và các cá nhân liên quan phải bị xử lý theo quy định tại Điều 267 của Bộ Luật hình sự.
Hiện nay ông Quế đã bị hủy bỏ học vị và đang bị xem xét xử lý kỷ luật đảng viên và viên chức song ông này vẫn dự họp Đảng ủy, vẫn dự họp hội đồng đánh giá các luận án, luận văn và đi giảng dạy. Vì vậy, căn cứ vào Điều 54 của Luật Viên chức, cho dù ông Quế có “kiện” Bộ, đáng lẽ Hiệu trưởng Đại học KTQD phải nhanh chóng có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Quế hoặc tạm thuyên chuyển ra đơn vị khác.
Kể từ khi ông Quế nhận được học vị Tiến sỹ, ông đã hướng dẫn khoảng 12 tiến sỹ, 65 thạc sỹ và trên 300 cử nhân, tham gia hàng trăm hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ.
Đối với các sai phạm khác của ông Hoàng Xuân Quế, thiết nghĩ Đảng ủy và Hiệu trưởng Đại học KTQD cần nghiêm túc xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không nên im lặng để dư luận đặt câu hỏi nghi ngờ có sự dung túng, bao che.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
https://docs.google.com/file/d/0B_5Y8N3xZy_LSTQtdnJxaTZMYXM/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)