Theo http://baolaodongthudo.com.vn/cho-quyet-dinh-thu-hoi-van-bang-tien-sy/63/113975
LĐTĐ -Sự việc PGS.TS. Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học KTQD trong Luận án Tiến sỹ bảo vệ năm 2003 đã sao chép y nguyên khoảng 33%, trong đó riêng chương 3 sao chép 27 trang (chiếm 64,7% số trang của chương) từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế bảo vệ trước đó 1 năm đã gây xôn xao dư luận trong hơn 3 tháng qua.
LĐTĐ -Sự việc PGS.TS. Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học KTQD trong Luận án Tiến sỹ bảo vệ năm 2003 đã sao chép y nguyên khoảng 33%, trong đó riêng chương 3 sao chép 27 trang (chiếm 64,7% số trang của chương) từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế bảo vệ trước đó 1 năm đã gây xôn xao dư luận trong hơn 3 tháng qua.
Căn cứ vào kết quả giám định và xác minh của cơ quan công an, kết quả
đối chiếu các bản luận án đã đủ cơ sở xử lý thu hồi văn bằng Tiến sỹ
của ông Hoàng Xuân Quế song cho đến nay Bộ GD&ĐT vẫn chưa có quyết
định xử lý…
Điểm lại tiến trình xử lý vụ việc “đạo luận án”
Từ ngày 15/6/2013 đến ngày 20/8/2013, cơ quan ngôn luận đã phản ánh về sự việc ông Hoàng Xuân Quế đạo luận án Tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế.
Ngày 24/6/2013, Tổ xác minh đã có báo cáo gửi Ban Giám hiệu Trường Đại học KTQD và Bộ GD&ĐT về kết quả thẩm định, cho thấy sao chép y nguyên khoảng 47 trang.
Ngày 1/7/2013, trong bản giải trình ông Hoàng Xuân Quế cho rằng mình “nộp nhầm” luận án vào 10 năm trước và xin nộp lại các bản luận án “chính thức”. Điều ngạc nhiên là lý do “nộp nhầm” này được Bộ chấp nhận và cho phép 10 ngày sau nộp lại các bản luận án cho Bộ.
Ngày 10/7/2013, ông Hoàng Xuân Quế nộp lại 7 cuốn luận án “chính thức” sau 10 năm kể từ ngày bảo vệ (năm 2003) cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ ngày 10/7/2013 đến ngày 13/9/2013: Cơ quan An ninh (A83) tiến hành xác minh và chuyển Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự giám định các bản luận án nộp lại sao 10 năm để xem có phải bản chính thức hay không theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (?)
Ngày 16/7/2013, Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đã họp thẩm định trên cơ sở đối chiếu 2 bản luận án trên Thư viện Quốc gia của PGS.TS Hoàng Xuân Quế và TS. Mai Thanh Quế. Hội đồng đã thống nhất kết luận tỷ lệ sao chép y nguyên khoảng 31% và bỏ phiếu kín kiến nghị thu hồi văn bằng Tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế.
Từ ngày 14/7-20/8/2013: các báo tiếp tục phản ánh bản luận án nộp lại sau 10 năm của ông Hoàng Xuân Quế cho Bộ vẫn “đạo” khoảng 45 trang từ 2 luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ.
Ngày 15/8/2013, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có văn bản số 848/UBVHGDTTN13 chuyển đơn thư dân nguyện đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, chỉ đạo giải quyết vụ việc này (trước đó 01 đại biểu Quốc hội đã chuyển đơn đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị giải quyết sự việc)
Tuần từ 16/9-20/9: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp với Tổ xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 18/9/2013: Tổ xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với ông Hoàng Xuân Quế.
Ngày 20/9/2013: Tổ xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với người có đơn tố cáo. Tại biên bản làm việc, người tố cáo khẳng định quan điểm “giữ nguyên và giữ đến cùng nội dung tố cáo”.
Cho đến nay, trước sự việc trên đã có Đại biểu quốc hội, Nhà giáo nhân dân, nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên gửi đơn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị xử lý dứt điểm sự việc trên.
Có hay không việc giả mạo chứng cứ?
Đơn kiến nghị của một Giảng viên cao cấp gửi cơ quan báo phản ánh “chúng tôi được biết, bản kết luận giám định do cơ quan công an chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13.9.2013 đã ghi rõ: 3 cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế nộp lại sau 10 năm được gỡ ghim đóng lại đến 76 lần (!), thực hiện tại nhiều máy photocopy khác nhau, phông chữ nhiều trang khác nhau, có hàng chục trang khác định dạng…Thêm vào đó, tất cả các cuốn luận án đều được ông Hoàng Xuân Quế tự mình lục tìm tại nhà của các thành viên Hội đồng…Bản luận án được đóng bìa mềm không đúng quy định…”. Như vậy, nếu kết luận xác minh và giám định đúng như trên có thể thấy ông Hoàng Xuân Quế có dấu hiệu giả mạo, ngụy tạo chứng cứ.
Tuy vậy, qua xem xét nội dung bản Luận án “chính thức” được PGS.TS. Hoàng Xuân Quế nộp cho Bộ sau 10 năm kể từ ngày bảo vệ, chúng tôi nhận thấy nội dung vẫn “đạo” y nguyên hàng chục trang từ hai nạn nhân mới. Cụ thể, nội dung mục 2.2.4 trong Luận án “chính thức”, ông Hoàng Xuân Quế đã sao chép 10 trang không ghi trích dẫn nội dung mục 2.2 trong Luận văn “Giải pháp đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam”của Thạc sỹ Nguyễn Văn Khách, Mã số LV60/03, bảo vệ năm 2002 (trước 1 năm so với thời điểm ông Hoàng Xuân Quế bảo vệ Luận án Tiến sỹ) tại Thư viện Học viện Ngân hàng. Đồng thời, trong Luận án “chính thức” của mình, tại mục 2.2.3, PGS.TS Hoàng Xuân Quế đã “đạo” hoàn toàn khoảng 11 trang từ mục 2.2.1.1 của Luận văn Thạc sỹ, mã số 48/03, bảo vệ năm 2002 tại Thư viện Học viện Ngân hàng với đề tài “Giải pháp hoàn hiện sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”của Thạc sỹ Hoàng Thị Kim Thanh. Có lẽ, do thông tin phản ánh việc “ăn cắp” thêm từ 2 Luận văn Thạc sỹ được báo chí phản ánh sau ngày 10.7 – thời điểm PGS.TS. Hoàng Xuân Quế phải nộp bản Luận án “chính thức lên Bộ để chứng minh lý do “nộp nhầm” nên ông Quế chưa kịp sửa chữa.
Như vậy, cộng thêm với khoảng 24 trang trong Chương 3 đã “đạo” y nguyên nhưng chưa kịp sửa đầy đủ (mới dừng ở việc thêm bớt vài từ còn ý nghĩa, nội dung từng đoạn không thay đổi) từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế, bản Luận án “chính thức” nộp lên Bộ của PGS.TS. Hoàng Xuân Quế vẫn còn “đạo” y nguyên đến 45 trang từ người khác. Điều này càng minh chứng cho sự gian dối của PGS.TS. Hoàng Xuân Quế.
Cần xử lý nghiêm minh
Sự việc ông Hoàng Xuân Quế đạo luận án đến nay đã được hơn 3 tháng kể từ ngày có đơn tố cáo và báo chí phản ánh. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đủ cơ sở để thu hồi văn bằng Tiến sỹ của ông Quế mà không cần đưa đi giám định các bản luận án nộp lại sau 10 năm. Việc chấp nhận lý do nộp nhầm rõ ràng tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong việc xử lý vấn nạn đạo văn và vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Cho đến nay, kết luận giám định của cơ quan công an đã rõ, Hội đồng thẩm định đã quyết nghị thu hồi văn bằng Tiến sỹ, đồng thời bản luận án nộp lại sau 10 năm của ông Hoàng Xuân Quế vẫn “đạo” y nguyên đến 45 trang từ các nạn nhân khác. Từ đó, chúng tôi cho rằng để tránh dư luận không tốt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải quyết định thu hồi ngay văn bằng Tiến sỹ cũng như giao cho Trường Đại học KTQD xem xét xử lý kỷ luật nghiêm minh đảng viên và kỷ luật viên chức đối với ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.
Điểm lại tiến trình xử lý vụ việc “đạo luận án”
Từ ngày 15/6/2013 đến ngày 20/8/2013, cơ quan ngôn luận đã phản ánh về sự việc ông Hoàng Xuân Quế đạo luận án Tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế.
Ngày 24/6/2013, Tổ xác minh đã có báo cáo gửi Ban Giám hiệu Trường Đại học KTQD và Bộ GD&ĐT về kết quả thẩm định, cho thấy sao chép y nguyên khoảng 47 trang.
Ngày 1/7/2013, trong bản giải trình ông Hoàng Xuân Quế cho rằng mình “nộp nhầm” luận án vào 10 năm trước và xin nộp lại các bản luận án “chính thức”. Điều ngạc nhiên là lý do “nộp nhầm” này được Bộ chấp nhận và cho phép 10 ngày sau nộp lại các bản luận án cho Bộ.
Ngày 10/7/2013, ông Hoàng Xuân Quế nộp lại 7 cuốn luận án “chính thức” sau 10 năm kể từ ngày bảo vệ (năm 2003) cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ ngày 10/7/2013 đến ngày 13/9/2013: Cơ quan An ninh (A83) tiến hành xác minh và chuyển Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự giám định các bản luận án nộp lại sao 10 năm để xem có phải bản chính thức hay không theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (?)
Ngày 16/7/2013, Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đã họp thẩm định trên cơ sở đối chiếu 2 bản luận án trên Thư viện Quốc gia của PGS.TS Hoàng Xuân Quế và TS. Mai Thanh Quế. Hội đồng đã thống nhất kết luận tỷ lệ sao chép y nguyên khoảng 31% và bỏ phiếu kín kiến nghị thu hồi văn bằng Tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế.
Từ ngày 14/7-20/8/2013: các báo tiếp tục phản ánh bản luận án nộp lại sau 10 năm của ông Hoàng Xuân Quế cho Bộ vẫn “đạo” khoảng 45 trang từ 2 luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ.
Ngày 15/8/2013, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có văn bản số 848/UBVHGDTTN13 chuyển đơn thư dân nguyện đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, chỉ đạo giải quyết vụ việc này (trước đó 01 đại biểu Quốc hội đã chuyển đơn đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị giải quyết sự việc)
Tuần từ 16/9-20/9: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp với Tổ xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 18/9/2013: Tổ xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với ông Hoàng Xuân Quế.
Ngày 20/9/2013: Tổ xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với người có đơn tố cáo. Tại biên bản làm việc, người tố cáo khẳng định quan điểm “giữ nguyên và giữ đến cùng nội dung tố cáo”.
Cho đến nay, trước sự việc trên đã có Đại biểu quốc hội, Nhà giáo nhân dân, nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên gửi đơn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị xử lý dứt điểm sự việc trên.
Có hay không việc giả mạo chứng cứ?
Đơn kiến nghị của một Giảng viên cao cấp gửi cơ quan báo phản ánh “chúng tôi được biết, bản kết luận giám định do cơ quan công an chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13.9.2013 đã ghi rõ: 3 cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế nộp lại sau 10 năm được gỡ ghim đóng lại đến 76 lần (!), thực hiện tại nhiều máy photocopy khác nhau, phông chữ nhiều trang khác nhau, có hàng chục trang khác định dạng…Thêm vào đó, tất cả các cuốn luận án đều được ông Hoàng Xuân Quế tự mình lục tìm tại nhà của các thành viên Hội đồng…Bản luận án được đóng bìa mềm không đúng quy định…”. Như vậy, nếu kết luận xác minh và giám định đúng như trên có thể thấy ông Hoàng Xuân Quế có dấu hiệu giả mạo, ngụy tạo chứng cứ.
Ông Hoàng Xuân Quế
Do được “chiếu cố” cho gần 1 tháng từ khi bị phát giác “đạo” của
người khác mới phải nộp bản luận án “chính thức” để chứng minh cho lý
do “nộp nhầm” nên trong nội dung bản Luận án nộp lên Bộ, PGS.TS. Hoàng
Xuân Quế cũng đã kịp “gia cố” một số nội dung sao chép “y nguyên” từ
Luận án của TS. Mai Thanh Quế trên cơ sở thông tin báo chí đã nêu.Tuy vậy, qua xem xét nội dung bản Luận án “chính thức” được PGS.TS. Hoàng Xuân Quế nộp cho Bộ sau 10 năm kể từ ngày bảo vệ, chúng tôi nhận thấy nội dung vẫn “đạo” y nguyên hàng chục trang từ hai nạn nhân mới. Cụ thể, nội dung mục 2.2.4 trong Luận án “chính thức”, ông Hoàng Xuân Quế đã sao chép 10 trang không ghi trích dẫn nội dung mục 2.2 trong Luận văn “Giải pháp đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam”của Thạc sỹ Nguyễn Văn Khách, Mã số LV60/03, bảo vệ năm 2002 (trước 1 năm so với thời điểm ông Hoàng Xuân Quế bảo vệ Luận án Tiến sỹ) tại Thư viện Học viện Ngân hàng. Đồng thời, trong Luận án “chính thức” của mình, tại mục 2.2.3, PGS.TS Hoàng Xuân Quế đã “đạo” hoàn toàn khoảng 11 trang từ mục 2.2.1.1 của Luận văn Thạc sỹ, mã số 48/03, bảo vệ năm 2002 tại Thư viện Học viện Ngân hàng với đề tài “Giải pháp hoàn hiện sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”của Thạc sỹ Hoàng Thị Kim Thanh. Có lẽ, do thông tin phản ánh việc “ăn cắp” thêm từ 2 Luận văn Thạc sỹ được báo chí phản ánh sau ngày 10.7 – thời điểm PGS.TS. Hoàng Xuân Quế phải nộp bản Luận án “chính thức lên Bộ để chứng minh lý do “nộp nhầm” nên ông Quế chưa kịp sửa chữa.
Như vậy, cộng thêm với khoảng 24 trang trong Chương 3 đã “đạo” y nguyên nhưng chưa kịp sửa đầy đủ (mới dừng ở việc thêm bớt vài từ còn ý nghĩa, nội dung từng đoạn không thay đổi) từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế, bản Luận án “chính thức” nộp lên Bộ của PGS.TS. Hoàng Xuân Quế vẫn còn “đạo” y nguyên đến 45 trang từ người khác. Điều này càng minh chứng cho sự gian dối của PGS.TS. Hoàng Xuân Quế.
Cần xử lý nghiêm minh
Sự việc ông Hoàng Xuân Quế đạo luận án đến nay đã được hơn 3 tháng kể từ ngày có đơn tố cáo và báo chí phản ánh. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đủ cơ sở để thu hồi văn bằng Tiến sỹ của ông Quế mà không cần đưa đi giám định các bản luận án nộp lại sau 10 năm. Việc chấp nhận lý do nộp nhầm rõ ràng tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong việc xử lý vấn nạn đạo văn và vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Cho đến nay, kết luận giám định của cơ quan công an đã rõ, Hội đồng thẩm định đã quyết nghị thu hồi văn bằng Tiến sỹ, đồng thời bản luận án nộp lại sau 10 năm của ông Hoàng Xuân Quế vẫn “đạo” y nguyên đến 45 trang từ các nạn nhân khác. Từ đó, chúng tôi cho rằng để tránh dư luận không tốt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải quyết định thu hồi ngay văn bằng Tiến sỹ cũng như giao cho Trường Đại học KTQD xem xét xử lý kỷ luật nghiêm minh đảng viên và kỷ luật viên chức đối với ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.
N.L
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét