(GDVN) - Theo đơn thư phản ánh đến báo Giáo dục
Việt Nam: Luận án Tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế đã sao chép y nguyên
nội dung 53 trang (chiếm khoảng 30% tổng số trang của mỗi luận án) Luận
án Tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của NCS Mai Thanh Quế
Theo đó, trong đơn thư phản ánh của
một giảng viên đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính: Luận án
Tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế, mã số LATS 576 tại thư viện Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện
các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, người hướng dẫn
khoa học là TS Lê Văn Hưng, TS Nguyễn Hữu Tài đã sao chép y nguyên nội
dung 53 trang (chiếm khoảng 30% tổng số trang của mỗi luận án) Luận án
Tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của NCS Mai Thanh Quế, Mã số LA83 tại Trung tâm
Thông tin - Thư viên của Học viện Ngân hàng, đề tài “Các giải pháp hoàn
thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, Người hướng dẫn
khoa học là TS. Dương Thu Hương, TS. Đinh Thị Diên Hồng
Chúng tôi đã kiểm tra tại Thư viện Quốc gia nơi lưu trữ hai Luận án trên. Kết quả so sánh cho thấy, nội dung phản ánh trên là có căn cứ. Khi so sánh hai Luận án, tại Chương 1 (Phần lý thuyết), mục 1.1.4 từ trang 13 đến trang 24 trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế giống “y nguyên” nội dung mục 1.2.1 từ trang 13 đến trang 24 trong Luận án của NCS Mai Thanh Quế. Phần “kinh nghiệm nước ngoài” trong Chương 1 của hai Luận án cũng giống nhau đến từng từ, từng dấu chấm, phẩy trong 6 trang. Như vậy, trong Chương 1 của hai Luận án đã “kế thừa y nguyên như nhau” đến 18 trang.
Đến Chương 2 (Phần Thực trạng), nội dung hai Luận án cũng giống nhau toàn bộ trong 8 trang, cụ thể như sau: nội dung các trang 63 (mục 2.2.1), trang 64 (mục a), trang 68 (mục b), trang 69, trang 103 (mục 2.2.4.2), trang 106 (mục 2.2.6), trang 116 (mục 2.2.3), trang 117 của Luận án NCS Hoàng Xuân Quế đã “copy” y nguyên từ nội dung các trang 94 (mục 2.3.4.e), trang 90 (mục 2.2.3.4.c), trang 99 (mục 2.2.3.4.g), trang 106 (mục 2.3.3), trang 107 của Luận án NCS Mai Thanh Quế. Điều “bất ngờ” là cả 2 tiến sỹ đều có các phân tích, đánh giá khoa học giống nhau đến ngạc nhiên.
Trong Chương 3 là phần giải pháp và kiến nghị riêng của các NCS song hai Luận án lại có nội dung giống nhau hoàn toàn đến 27 trang. Cụ thể, nội dung từ trang 121 đến 123 trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế đã “xào xáo” giống như đúc với nội dung từ trang 110 đến trang 112 trong Luận án của NCS Mai Thanh Quế, trang 129 đến trang 132 (mục 3.2.1) giống hai dung trang 144-147, trang 132-134 (mục 3.2.1.2) giống trang 142 đến 144 (mục 3.2.4.1.e), trang 143-145 (mục 3.2.2.3 và mục 3.2.4) giống trang 147-149 (mục 3.2.4.1), trang 146 -148 (mục 3.2.4.1) giống trang 152 (mục 3.2.4.2.b), trang 148-151 (mục 3.3) giống trang 163-166 (mục 3.3), trang 153 – 162 (mục 3.3.6, 3.3.7,3.3.8) giống trang 116 (mục 3.2.1), 121 (mục 3.2.5), 160, 161 (mục 3.2.6). Phần kết luận trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế cũng “copy” y nguyên như nội dung tóm tắt Chương 3 của Luận án NCS Mai Thanh Quế.
Trong danh mục tài liệu tham khảo, điều vô cùng ngạc nhiên là số thứ tự, tên các tài liệu giống nhau gần như hoàn toàn. Phần tài liệu tiếng Anh trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế có “kế thừa y nguyên” từ NCS Mai Thanh Quế sau đó bổ sung thêm 8 tài liệu cho có phần “hoành tráng” hơn. Trong danh mục tài liệu tham khảo của Luận án NCS Hoàng Xuân Quế không nhắc gì đến Luận án của NCS Mai Thanh Quế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tác giả của các Luận án trên hiện đang là giảng viên, cán bộ quản lý của hai cơ sở đào tạo có uy tín về ngân hàng – tài chính, đó là Trường Đại học KTQD và Học viện Ngân hàng. NCS Hoàng Xuân Quế (bảo vệ Luận án năm 2003) hiện nay đang là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính của Trường Đại học KTQD còn NCS Mai Thanh Quế (bảo vệ Luận án năm 2002) đang là Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng của Học viện Ngân hàng.
Tiến sỹ Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng đã có bản xác nhận với các cơ quan chức năng (có xác nhận chữ ký và đóng dấu của Học viện Ngân hàng), nội dung ghi rõ “Tôi xin đảm bảo rằng cá nhân tôi thực hiện nghiên cứu và không có sự tham gia của bất kỳ người nào khác ngoài giáo viên hướng dẫn. Những cá nhân có Luận án Tiến sỹ sao chép một phần của tôi là không có sự cho phép của cá nhân tôi và chưa từng tham gia với tôi ở các công trình nghiên cứu khác”
Điều 47 của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “Trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện đã có những vi phạm, gian lận trong hồ sơ dự tuyển, trong quá trình dự tuyển, dự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu, trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến thu hồi văn bằng đã được cấp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đồng thời, Điều 18 của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp hoặc đã bị thu hồi hoặc tước bằng tiến sĩ thuộc ngành chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư” sẽ bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Vì vậy, việc đạo văn nghiêm trọng của ông Hoàng Xuân Quế trong Luận án Tiến sỹ cần phải được làm rõ để xử lý thích đáng theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải tước bỏ học vị và học hàm theo đúng quy định để góp phần chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam./.
Chúng tôi đã kiểm tra tại Thư viện Quốc gia nơi lưu trữ hai Luận án trên. Kết quả so sánh cho thấy, nội dung phản ánh trên là có căn cứ. Khi so sánh hai Luận án, tại Chương 1 (Phần lý thuyết), mục 1.1.4 từ trang 13 đến trang 24 trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế giống “y nguyên” nội dung mục 1.2.1 từ trang 13 đến trang 24 trong Luận án của NCS Mai Thanh Quế. Phần “kinh nghiệm nước ngoài” trong Chương 1 của hai Luận án cũng giống nhau đến từng từ, từng dấu chấm, phẩy trong 6 trang. Như vậy, trong Chương 1 của hai Luận án đã “kế thừa y nguyên như nhau” đến 18 trang.
Đến Chương 2 (Phần Thực trạng), nội dung hai Luận án cũng giống nhau toàn bộ trong 8 trang, cụ thể như sau: nội dung các trang 63 (mục 2.2.1), trang 64 (mục a), trang 68 (mục b), trang 69, trang 103 (mục 2.2.4.2), trang 106 (mục 2.2.6), trang 116 (mục 2.2.3), trang 117 của Luận án NCS Hoàng Xuân Quế đã “copy” y nguyên từ nội dung các trang 94 (mục 2.3.4.e), trang 90 (mục 2.2.3.4.c), trang 99 (mục 2.2.3.4.g), trang 106 (mục 2.3.3), trang 107 của Luận án NCS Mai Thanh Quế. Điều “bất ngờ” là cả 2 tiến sỹ đều có các phân tích, đánh giá khoa học giống nhau đến ngạc nhiên.
Trong Chương 3 là phần giải pháp và kiến nghị riêng của các NCS song hai Luận án lại có nội dung giống nhau hoàn toàn đến 27 trang. Cụ thể, nội dung từ trang 121 đến 123 trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế đã “xào xáo” giống như đúc với nội dung từ trang 110 đến trang 112 trong Luận án của NCS Mai Thanh Quế, trang 129 đến trang 132 (mục 3.2.1) giống hai dung trang 144-147, trang 132-134 (mục 3.2.1.2) giống trang 142 đến 144 (mục 3.2.4.1.e), trang 143-145 (mục 3.2.2.3 và mục 3.2.4) giống trang 147-149 (mục 3.2.4.1), trang 146 -148 (mục 3.2.4.1) giống trang 152 (mục 3.2.4.2.b), trang 148-151 (mục 3.3) giống trang 163-166 (mục 3.3), trang 153 – 162 (mục 3.3.6, 3.3.7,3.3.8) giống trang 116 (mục 3.2.1), 121 (mục 3.2.5), 160, 161 (mục 3.2.6). Phần kết luận trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế cũng “copy” y nguyên như nội dung tóm tắt Chương 3 của Luận án NCS Mai Thanh Quế.
Trong danh mục tài liệu tham khảo, điều vô cùng ngạc nhiên là số thứ tự, tên các tài liệu giống nhau gần như hoàn toàn. Phần tài liệu tiếng Anh trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế có “kế thừa y nguyên” từ NCS Mai Thanh Quế sau đó bổ sung thêm 8 tài liệu cho có phần “hoành tráng” hơn. Trong danh mục tài liệu tham khảo của Luận án NCS Hoàng Xuân Quế không nhắc gì đến Luận án của NCS Mai Thanh Quế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tác giả của các Luận án trên hiện đang là giảng viên, cán bộ quản lý của hai cơ sở đào tạo có uy tín về ngân hàng – tài chính, đó là Trường Đại học KTQD và Học viện Ngân hàng. NCS Hoàng Xuân Quế (bảo vệ Luận án năm 2003) hiện nay đang là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính của Trường Đại học KTQD còn NCS Mai Thanh Quế (bảo vệ Luận án năm 2002) đang là Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng của Học viện Ngân hàng.
Bìa 2 Luận án Tiến sỹ lưu giữ tại Thư viện quốc gia |
Tiến sỹ Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng đã có bản xác nhận với các cơ quan chức năng (có xác nhận chữ ký và đóng dấu của Học viện Ngân hàng), nội dung ghi rõ “Tôi xin đảm bảo rằng cá nhân tôi thực hiện nghiên cứu và không có sự tham gia của bất kỳ người nào khác ngoài giáo viên hướng dẫn. Những cá nhân có Luận án Tiến sỹ sao chép một phần của tôi là không có sự cho phép của cá nhân tôi và chưa từng tham gia với tôi ở các công trình nghiên cứu khác”
Điều 47 của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “Trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện đã có những vi phạm, gian lận trong hồ sơ dự tuyển, trong quá trình dự tuyển, dự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu, trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến thu hồi văn bằng đã được cấp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đồng thời, Điều 18 của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp hoặc đã bị thu hồi hoặc tước bằng tiến sĩ thuộc ngành chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư” sẽ bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Vì vậy, việc đạo văn nghiêm trọng của ông Hoàng Xuân Quế trong Luận án Tiến sỹ cần phải được làm rõ để xử lý thích đáng theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải tước bỏ học vị và học hàm theo đúng quy định để góp phần chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét