Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Làm rõ câu chuyện “một nửa sự thật” nhằm đánh lạc hướng dư luận của ông Hoàng Xuân Quế - Tiến sỹ bị hủy bỏ học vị và một số cá nhân có liên quan

Nguồn: http://moitruongvasuckhoe.vn/tin-tuc/lam-ro-cau-chuyen-mot-nua-su-that-nham-danh-lac-huong-du-luan-cua-ong-hoang-xuan-que-tien-sy-bi-huy-bo-hoc-vi-va-mot-so-ca-nhan-co-lien-quan-2558.html

  (MT&SKO) - Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Kết luận tố cáo và quyết định “hủy bỏ học vị Tiến sỹ”, ông Hoàng Xuân Quế và một số cá nhân có liên quan đã cố tình dùng chiêu bài “một nửa sự thật” quen thuộc đã làm mất ổn định Nhà trường trong gần 2 năm qua đó là đưa ra các thông tin một chiều, không có căn cứ pháp lý với mục đích lung lạc và định hướng sai dư luận. Tuy vậy, “một nửa chiếc bánh mỳ là bánh mỳ, còn một nửa sự thật về Hoàng Xuân Quế không bao giờ là sự thật”!.


Ông Hoàng Xuân Quế
 
Chiêu bài “một nửa sự thật” của Hoàng Xuân Quế và một số người cố tình bao che
Ông Hoàng Xuân Quế và một số thành viên bênh vực cho rằng, bản Luận án lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam không có chữ ký của ông Quế và không có các tài liệu kèm theo thì không được xem là căn cứ để xử lý. Mặt khác, Hoàng Xuân Quế và một số cá nhân bao che nói rằng Bộ đã “bỏ qua một số bằng chứng cũng như phớt lờ ý kiến của một số nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong Hội đồng chấm luận án”. Song thực tế bằng rất nhiều chiêu trò “lôi kéo” của ông Quế, cũng chỉ có 3/7 thành viên trong Hội đồng, 1/2 giáo viên hướng dẫn và 1/2 người phản biện độc lập có ý kiến về Kết luận và Quyết định của Bộ GD&ĐT, trong khi một số thành viên khác không có ý kiến hoặc chỉ xác nhận về quy trình bảo vệ. Trên thực tế trước khi công bố kết luận chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo với ông Quế và đại diện của Trường ĐHKTQD bản dự thảo kết luận được soạn thảo một cách rất chặt chẽ dựa trên các bằng chứng và cơ sở pháp lý đầy đủ cũng như đã nghiên cứu rất kỹ các biên bản làm việc của A83, kết quả thẩm định các bản luận án “chính thức” do ông Quế nộp ngày 10/7/2013 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an, ý kiến xác nhận bằng văn bản của các thành viên Hội đồng, của giáo viên hướng dẫn và người phản biện độc lập.
Tại thời điểm năm 2003, Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 8/6/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định bắt buộc phải có lời cam đoan và nếu có lời cam đoan cũng không quy định bắt buộc ký. Lời cam đoan có ý nghĩa là cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu. Ngoài ra, theo quy định tại thời điểm năm 2003, Luận án nộp tại các Thư viện không quy định phải nộp kèm theo như ông Quế đã “kêu oan”. Việc ông Quế cho rằng có thể nộp nhầm luận án là lý do hết sức “ngây thơ” vì theo như Kết luận tố cáo của Bộ, các bản luận án lưu tại các Thư viện quốc gia, Thư viện Đại học KTQD có nội dung hoàn toàn trùng khớp với bản Luận án ông Quế đã nộp Bộ để làm thủ tục bảo vệ luận án lưu tại Thư viện Tổng hợp Thành phố HCM. Đồng thời, cần lưu ý rằng, bản luận án có thể được coi là “nộp nhầm” khi còn để lại những khiếm khuyết về hình thức như lỗi chính tả, đóng ngược trang ... hay những chỗ chưa sửa chữa theo ý kiến của Hội đồng, tuyệt đối không phải là bản luận án có nội dung sao chép của người khác. Hơn thế nữa, chính từ Luận án Tiến sỹ đạo của người khác, năm 2004, tức là một năm sau thời gian bảo vệ, ông Hoàng Xuân Quế còn xuất bản thành sách chuyên khảo “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay” Nhà xuất bản Thống kê, năm 2004 (Số Giấy phép xuất bản 335-133/XB-QLXB Cục xuất bản cấp ngày 13/2/2004, in xong và nộp lưu chiểu tháng 4/2004) để được phong học hàm Phó Giáo sư. Đồng thời, Tổ xác minh và Cơ quan An ninh, Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự, Bộ Công An cũng đã có kết luận mấy cuốn luận án ông Hoàng Xuân Quế “xin lại” từ các thành viên hội đồng để nộp lại cho Bộ ngày 10/7/2013 sau khi bị phát giác đạo văn để chứng minh đó là các cuốn “chính thức” là không khách quan, hơn 50 trang sao chép y nguyên từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế đã được ông Hoàng Xuân Quế thay thế. Kết luận chi tiết của cơ quan giám định còn chỉ ra 3 cuốn luận án đã được ông gỡ ghim, đóng lại đến 76 lần (!). Như vậy, hành vi giả mạo, hồ sơ, tài liệu này của ông Hoàng Xuân Quế và các cá nhân liên quan, phải bị xử lý theo quy định tại Điều 267 của Bộ Luật hình sự.
Bức xúc trước những thông tin phản ánh chưa toàn diện và đầy đủ, có dấu hiệu bị cắt xén để gây hiểu lầm và định hướng sai dư luận về quan điểm, ý kiến của Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với vụ việc liên quan đến ông Hoàng Xuân Quế, ngày 17/10/2013, Giám đốc và Trưởng phòng lưu chiểu Thư viện Quốc gia Việt Nam đã đồng ý trả lời phỏng vấn để xác nhận chính thức các thông tin chính thống của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sau khi có kết luận tố cáo, một số cá nhân cố tình bênh vực cho ông Hoàng Xuân Quế cho rằng cách làm của Bộ là “bất thường”, “thiếu khách quan”, “phủ nhận quy trình bảo vệ chặt chẽ luận án do Bộ ban hành”; đồng thời đề nghị Bộ phải tham vấn ý kiến của các thành viên Hội đồng chấm Luận án của ông Quế cách đây 10 năm và làm việc với tập thể giáo viên hướng dẫn trước khi Bộ ban hành kết luận. Đây là những ý kiến không đúng vì quá trình xử lý của Quế đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Một số cá nhân đặt vấn đề rất đơn giản là luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ và kết luận tố cáo đã làm Bộ phủ nhận chính quy trình của Bộ và cũng phủ nhận kết quả nghiên cứu của NCS Hoàng Xuân Quế và cũng là công sức của tập thể giáo viên hướng dẫn. Câu trả lời là nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng là đánh giá chất lượng của luận án. Việc phát hiện đạo văn không phải là dễ dàng bởi các thành viên trong Hội đồng không thể biết và đọc được tất cả các luận án hay các công trình khoa học đã được công bố để có thể phát hiện sự sao chép. Bản luận án được ông Hoàng Xuân Quế sao chép từ một bản Luận án đã được bảo vệ thành công nên đương nhiên dễ dàng “lọt” qua cửa ải đánh giá, thậm chí cũng vì do “đạo văn không bị phát hiện” nên Luận án của Hoàng Xuân Quế còn được đánh giá xuất sắc cũng là điều dễ hiểu! Đồng thời, cũng do nguyên nhân các thành viên Hội đồng, đặc biệt là phản biện độc lập chưa hoàn thành nhiệm vụ nên đã không phát hiện được hành vi “ăn cắp” kiến thức của Hoàng Xuân Quế.
Tuy vậy, điều ngạc nhiên và gây ra sự phẫn nộ của đông đảo dư luận là có những người là thành viên phản biện độc lập, thành viên Hội đồng còn lớn tiếng bênh vực cho ông Hoàng Xuân Quế. Thậm chí, có chuyện hài hước như bản luận án được giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa đáng lẽ phải giao cho nghiên cứu sinh (ông Hoàng Xuân Quế) cầm về để hoàn thiện nhưng lại được chính giáo viên hướng dẫn đó giữ suốt 10 năm qua (!) và chỉ đến khi bị phát giác học trò của mình “đạo văn” lại ký xác nhận đó là “bản thảo cuối cùng” rồi mới đưa cho ông Hoàng Xuân Quế nộp lại cho Bộ vào tháng 7/2013. Phải chăng do biết giám định tuổi mực, tuổi giấy là khó khăn nên hai thầy – trò cố tình ngụy tạo chứng cứ? Tuy vậy, điều cần nhấn mạnh là các bản Luận án nộp lại sau 10 năm của ông Hoàng Xuân Quế, kể cả bản thảo được gọi “chính thức” do giáo viên hướng dẫn giữ suốt 10 năm qua vẫn có nội dung đạo từ hai Luận văn Thạc sỹ bảo vệ từ năm 2002 bên cạnh nội dung chương 3 vẫn đạo từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế (có lẽ do Hoàng Xuân Quế cũng không trực tiếp làm luận án nên không biết luận án của mình đã được sao chép của những ai nên không thể sửa chữa, gia cố sau khi bị phát giác).
Liên quan đến sự việc này, thật đáng buồn có những người tự cho là “chuyên gia đầu ngành”, thậm chí giữ các cương vị quản lý nhưng lại không có trách nhiệm trong khoa học, sau khi sự việc xảy ra lại bao biện, bênh vực cho Tiến sỹ đạo văn Hoàng Xuân Quế. Có những ý kiến phản ánh rằng, rất có thể những người này đã vô tình bị ông Quế dùng “tiểu xảo” khi đưa ký các bản nội dung đã chuẩn bị trước. Dư luận phản ánh, sau khi sự việc bị phát giác, ông Quế đã dùng mọi cách để nhờ các thành viên khác như GS.TS. Cao Cự Bội, PGS.TS. Nguyễn Thị Bất, GS.TS. Nguyễn Văn Nam… ký xác nhận như đã làm với các thành viên hội đồng khác nhưng bất thành vì các nhà khoa học này không thể đánh mất mình, không thể bao che cho sai phạm của ông Quế.
Sau khi thấy khó có thể biện minh cho hành vi đạo văn, Hoàng Xuân Quế những người cố tình bao che lại quay sang việc cho rằng “thu hồi bằng là sai quy định vì đã hết thời hiệu xử lý do ông ta đã vi phạm cách đây 10 năm”. Điều này thật nực cười vì Bộ thực hiện hủy bỏ học vị Tiến sỹ của ông Quế là căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 12 của Quy  định  quản  lý  văn  bằng,  chứng  chỉ  giáo  dục  phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục  đại học và sau đại học ban hành kèm theo Quyết  định số 52/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2002  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy định này không có thời hiệu cho việc thu bằng, nếu sau 10 năm hay hàng chục năm một cá nhân bị phát hiện đạo văn như ông Quế vẫn sẽ bị thu bằng.
Lạ kỳ hơn, do không nghiên cứu đầy đủ các quy định nên vị Luật sư của ông Hoàng Xuân Quế còn cho rằng “nếu ông Hoàng Xuân Quế có chép tài liệu của người khác thì cũng là hành vi trích dẫn. Không có quy định của pháp luật về việc thế nào là “đạo văn” và phải trích dẫn thế nào trong Luận án, nên không có cơ sở kết luận ông Hoàng Xuân Quế trích dẫn hay sao chép “không hợp pháp” và “... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép nghiên cứu sinh được đưa vào Luận án dưới 50% nội dung không phải là của mình”.
Vi phạm pháp luật về Tố cáo
Việc ông Hoàng Xuân Quế và một số cá nhân bênh vực cho sai phạm của ông Quế (ông Lê Du Phong, ông Lê Văn Hưng…) phản ánh thông tin về danh tính người tố cáo là GS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Trần Đăng Khâm, TS. Đặng Ngọc Đức…là các thông tin chưa có kiểm chứng. Việc đưa tin về danh tính người tố cáo đã vi phạm Điều 36 của Luật Tố cáo, Điều 13 của Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo.  Theo xác minh của phóng viên, liên quan đến vụ việc này, trên cơ sở một số cá nhân hiểu rất rõ về ông Hoàng Xuân Quế cũng như hiểu rất rõ về quá trình viết và bảo vệ luận án tiến sỹ của ông đã gửi chứng cứ, tài liệu đến Viện Ngân hàng – Tài chính nên có rất nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên đã kiến nghị Bộ xử lý sai phạm nghiêm trọng ảnh hướng đến ngành giáo dục của ông Hoàng Xuân Quế. Thậm chí, có cả đại biểu Quốc hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có ý kiến đề nghị Bộ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong thư gửi tòa báo, một giảng viên đã bức xúc “Ông Lê Du Phong là người đã có những phát biểu mang tính cá nhân và xúc phạm người đến khác cần phải bị xem xét xử lý tội vu khống…Phải chăng ông ta bảo vệ ông Hoàng Xuân Quế vì chính họ là những người đã cấu kết gây nên những bất ổn cho Đại học KTQD trong suốt hai năm qua? Hành xử và lời nói của ông Lê Du Phong không phù hợp với tư cách nguyên là lãnh đạo Nhà trường; hành vi bao che của ông Phong khiến người ta nghi ngờ về đạo đức và sự nghiêm túc của nhà khoa học, nhà giáo…”.

https://docs.google.com/file/d/0B_5Y8N3xZy_LZ3VYTFlVYWZaSzA/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét